Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

CẦN NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN VỀ GIỐNG LÚA IR 50404

CẦN NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN VỀ GIỐNG LÚA IR 50404 
Giống lúa IR 50404 có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) được nhập nội vào Việt Nam năm 1990 và được công nhận đặc cách năm 1992. Theo tác giả giống lúa này – Tiến sĩ Đỗ Khắc Thịnh – Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam giống được phóng thích đầu tiên tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang và vùng Đồng Tháp Mười của Long An, Đồng Tháp và nhanh chóng lan rộng trong sản xuất lúa cho đến nay. Đây là một trong số rất ít giống lúa tồn tại trong sản xuất gần 20 năm. Sức sống và sự tồn tại của giống lúa này trong sản xuất cho thấy tính thích nghi và sự chấp nhận của người dân rất cao. Vì sao giống lúa này tồn tại? Trước hết đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (85-90 ngày), đẻ nhánh khỏe, cứng cây trung bình, thích hợp nhiều loại đất, phù hợp với các mùa vụ sản xuất trong năm, nhất là vùng sản xuất 3 vụ/năm, cho năng suất cao đạt bình quân từ 7-9 tấn trong vụ đông xuân và 5-6 tấn trong vụ hè thu. Dễ canh tác, chịu được điều kiện thâm canh cao. Đây là những đặc tính mà có rất ít giống có thể đạt được. Tuy nhiên, giống lúa này có hàm lượng amylose cao khoảng 26-27% do vậy thuộc nhóm gạo cứng cơm không thích hợp cho việc nấu ăn của đa số người trong giai đoạn hiện nay, giống bạc bụng nhiều nên khó xuất khẩu vì thuộc nhóm chất lượng thấp; gạo IR 50404 chỉ phù hợp cho việc làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm từ bột gạo như bún, bánh canh, bánh tráng, hủ tiếu… Vì sao khuyến cáo giảm tỉ lệ trồng giống lúa IR 50404? Phải nhìn nhận rằng, trong khi sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là sản xuất lúa hàng hóa thì việc gia tăng chất lượng lúa, gạo để xuất khẩu được tốt hơn là hướng đi cần thiết, giống lúa IR 50404 nằm trong nhóm giống có chất lượng thấp nên giá bán không cao, lợi nhuận mang lại không nhiều và sức cạnh tranh kém. Do vậy nếu sản lượng trong năm quá nhiều thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sẽ càng gặp thêm nhiều khó khăn và vòng xoay này cứ diễn ra hàng năm. Một tỉ lệ trồng vừa phải khoảng 10-15 % trong vụ đông xuân với diện tích khoảng 300 ngàn ha sản lượng khoảng 2 triệu tấn lúa ở một số vùng trồng lúa IR 50404 do có thị trường ổn định thu mua để làm thực phẩm chế biến, thu mua để pha trộn vào gạo xuất khẩu là tỉ lệ thích hợp trong nhiều năm qua. Không trồng lúa IR 50404 trong vụ hè thu vì chất lượng rất thấp không thể tiêu thụ nội địa và xuất khẩu được. Do vậy những năm nào tỉ lệ trồng cao hơn 15% trong vụ đông xuân và tiếp tục trồng trong vụ hè thu thì việc tiêu thụ lúa IR 50404 sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để đảm bảo lợi ích cho nông dân và cho xuất khẩu gạo cơ quan chuyên môn và đơn vị chức năng xuất khẩu gạo luôn luôn khuyến cáo sản xuất giống IR 50404 với tỉ lệ không quá 10% diện tích trong vụ đông xuân và hạn chế đến mức tối đa trong vụ hè thu trong canh tác lúa hàng năm. Có những vụ lúa sản xuất với tỉ lệ vượt quá mưc khuyến cáo thì khó bán, thậm chí không có doanh nghiệp xuất khẩu nào mua. Điều này thường xãy ra trong vụ lúa hè thu và cứ lập lại trong nhiều năm. Bản thân giống lúa IR 50404 phải chịu nỗi oan khi người ta nhắc đến nó như là nguyên nhân làm trì trệ sản xuất, như là nguyên nhân làm khổ người nông dân mỗi khi không bán lúa được. Ai cũng đúng! Bản thân giống lúa IR 50404 đã từng một thời lên ngôi Vương – Hậu trong bình chọn giống, trong sản xuất và là sự lựa chọn số 1 trong kế hoạch mở rộng phát triển lúa vụ thu đông, sản xuất ở vùng khó khăn, vùng phèn Đồng Tháp mười… thập niên 90 của thế kỹ trước và những năm đầu thế kỹ 20. Và bây giờ, nếu như, phải nói thật sự là nếu như có một thị trường xuất khẩu gạo ổn định với việc thu mua khoảng vài triệu tấn gạo IR 50404 với giá có lợi nhuận tương đương với lúa chất lượng cao cho doanh nghiệp và nông dân thì canh tác giống lúa IR 50404 vẫn có thể diễn ra một cách bình thường như bao giống lúa khác. Chúng ta nên biết rằng sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là sản xuất lúa hàng hóa và chúng ta bán những gì người khác mua chứ không bán những gì chúng ta có. Nhu cầu thị trường quyết định hướng sản xuất. Do vậy giống IR 50404 cũng bình đẵng về mặt thương mại như những giống lúa khác. Nhưng vì hiện không có thị trường tiêu thụ nên buộc phải giảm diện tích cho phù hợp. Doanh nghiệp có lúc mua lúc không vì thu mua theo nhu cầu cũng như đã nêu ở trên, do vậy lúc nào có thị trường thì mua, lúc nào không có thị trường thì không mua. Nông dân thấy doanh nghiệp mua thì trồng lúc trồng xong doanh nghiệp không có nhu cầu nữa thì lúa bị ế ẩm, dồn vào kho. Sự lệch pha diễn ra như một vòng lẩn quẩn. Nông dân cứ kêu ca, doanh nghiệp thì phớt lờ vì họ không chịu trách nhiệm, nhà nước thì nóng ruột tìm cách hỗ trợ, cơ quan chuyên môn thì bị cấp trên phê bình vì không theo sát sản xuất, không có giải pháp hạn chế diện tích và cơ quan chuyên môn thì trách lại doanh nghiệp, trách nông dân sao không thực hiện theo chỉ đạo, khuyến cáo… Đây là vòng lẩn quẩn thứ hai. Làm sao kiểm soát được việc sử dụng giống lúa trong sản xuất? Giống lúa thuần là giống cây trồng người sản xuất có thể tự để giống mà không cần phải mua giống của nhà sản xuất, trừ khi người sản xuất muốn sử dụng giống xác nhận để được tốt hơn. Hiện nay, người sản xuất được quyền sử dụng giống trên ruộng sản xuất của mình mà không bị ràng buộc bởi một quy định nào. Để kiểm soát được việc sử dụng giống lúa IR 50404 nói riêng và các giống lúa khác nói chung cần phải thực hiện nhiều yêu cầu sau: 1. Kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống. Việc kiểm tra này chỉ kiểm soát được 30% lượng giống lúa xác nhận đưa vào sản xuất mỗi vụ. 2. Kiểm tra các tổ hợp tác, tổ sản xuất giống. Việc kiểm tra này chỉ kiểm soát thêm được 30-40% lượng giống lúa xác nhận II đưa vào sản xuất mỗi vụ. 3. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung và sản xuất theo đơn đặt hàng, đơn đặt hàng xác định giống lúa phải canh tác trong từng vụ, từng vùng. Điều này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn vì chúng ta chưa có những hợp đồng bán hàng theo yêu cầu của khách hàng. 4. Khuyến cáo và tuyên truyền mạnh mẽ, có địa chỉ và diện tích sản xuất trong từng vùng, từng tỉnh và doanh nghiệp cũng chỉ mua số lượng lớn ở những vùng đã quy hoạch. Vùng không quy hoạch thì không tổ chức thu mua. Như vậy sẽ tạo thói quen vùng nguyên liệu IR 50404 mà không lan rộng ra các vùng khác. Câu chuyện giống lúa IR 50404 sẽ không dừng lại ở đây mà nó sẽ là một bài học có thể sẽ diễn ra với các giống lúa khác, vì những lý do khác nhau có thể không phải vì chất lượng thấp hay cao mà vì tính chống chịu sâu bệnh thấp hoặc có những đặc tính lý hóa không phù hợp với sức tiêu thụ trong tương lai. Những giống lúa là Vương – Hậu hôm nay có thể cũng sẽ phải nhận những điều tương tự như IR 50404 trong tương lai nếu cứ tiếp tục phương thức sản xuất không có sự kiểm soát về giống trong đồng ruộng như hiện nay.

Lúa Thu Đông 2011 trong vùng lũ

 LÚA THU ĐÔNG 2011 TRONG VÙNG LŨ

Cho đến nay, diện tích lúa thu đông ở ĐBSCL đã xuống giống 611.314 ha, cao hơn cùng kỳ năm 2011 xấp xĩ 100.000 ha, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Riêng diện tích lúa thu đông tại 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp là 229.868 ha chiếm 37,6 % tổng diện tích lúa thu đông trong toàn vùng. Thiệt hại lúa thu đông mất trắng do lũ gây ra theo báo cáo mới nhất (ngày 1 tháng 10 năm 2011) của 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp là: 4.112 ha (trong đó An Giang: 3.392 ha và Đồng Tháp: 720 ha). Diện tích lúa mất trắng do lũ chiếm 1,78% tổng diện tích lúa thu đông của 2 tỉnh nêu trên và chiếm 0,67% diện tích lúa thu đông trong toàn vùng ĐBSCL. Hiện nay Đồng Tháp đã thu hoạch 74.681 ha đạt 76% diện tích xuống giống với năng suất bình quân khoảng 5,22 tấn/ha. An Giang đã thu hoạch 2.918 ha đạt 2,22% diện tích xuống giống với năng suất bình quân 5,26 tấn/ha.
Theo tổng hợp của Cục Trồng trọt diện tích thu hoạch lúa thu đông đã đạt 154.950 ha chiếm 25,3 % diện tích xuống giống, diện tích lúa còn lại trên đồng là 456.364 ha (273.818 ha đang trong giai đoạn đẻ nhánh, 136.909 ha giai đoạn trỗ và 45.636 ha giai đoạn chín).
Bất ngờ vùng lũ ?
Theo đánh giá chung của Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Nam – Cục quản lý đe điều và PCLB – Bộ NN & PTNT, mùa lũ năm 2011 về thời gian xuất hiện lũ là tương đối phù hợp với quy luật của lũ ở ĐBSCL trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, mực nước lũ năm nay lên nhanh và cao hơn dự báo ban đầu. Do lũ năm nay là lũ lớn nên phần lớn các tuyến đê bao, bờ bao các tỉnh đầu nguồn đều bị đe dọa.
Ông Trần Văn Nưng – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang đánh giá tình hình công tác PCLB đã được triển khai quyết liệt tại tỉnh An Giang, công tác chuẩn bị đã được triển khai từ đầu năm và khẩn trương từ đầu mùa lũ, nước lũ đang có biểu hiện đứng lại, tuy nhiên vẫn phải đề phòng các cơn bảo có khả năng đổ bộ nước ta, do vậy vẫn phải tiếp tục cảnh giác cao với tình hình lũ còn kéo dài. Về thiệt hại do lũ Ông Nưng cho biết: Nước lũ lên nhanh với cường xuất lớn nên công tác chuẩn bị chưa đáp ứng kịp thời. Đê bao xây dựng đã nhiều năm nên có xuống cấp so với lũ lớn. Lực lượng tuần tra mõng, công tác tuần tra chưa thường xuyên vào đầu mùa lũ. Tuy nhiên Tỉnh An Giang sẽ quyết tâm giữ diện tích lúa còn lại đồng thời sẽ tính toán lại các cao trình đê bao về lâu dài. Đến năm 2015 diện tích sản xuất vụ thu đông trong toàn tỉnh sẽ đạt 195 ngàn ha.
Ông Nguyễn Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Tháp cho biết từ tháng 8 UBND tỉnh đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tình hình lũ lụt, sạt lỡ bờ sông, công tác bảo vệ lúa thu đông tại các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự và Thị xã Hồng Ngự. Đồng Tháp đã triển khai công tác PCLB bảo vệ lúa thu đông đến tận xã, ấp. Dự kiến đến năm 2015 diện tích sản xuất lúa thu đông trong toàn tỉnh đạt 198 ngàn ha.
Bất ngờ vùng lũ ở đây không phải là lũ về nhanh, đột ngột với cường xuất cao, cũng không phải là công tác dự báo không tốt hay những thiệt hại do lũ gây ra cho lúa thu đông. Công tác triển khai phòng chống lũ, bão đã được các địa phương chuẩn bị từ rất sớm bằng việc huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, khi đến tận vùng nước lũ đe dọa tính mạng, tài sản và lúa thu đông mới thấy hết và biết được những công sức, tài sản và thậm chí cả tính mạng bỏ ra để ngăn dòng lũ dữ, đã có một chiến sĩ tử vong trong lúc thực thi nhiệm vụ tại An Giang. Đã rất lâu mới có thể nhìn thấy lại cảnh các chiến sĩ, thanh niên, sinh viên trường học tập hợp và tham gia vào công tác đắp đê ngăn lũ, đã rất lâu mới thất được bà con góp gạo, góp rau, nấu cơm, nấu mì gói... phục vụ hậu cần cho anh em chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ cứu lúa, và cũng rất lâu mới có dịp đánh giá một cách chính xác và đúng đắn về tình quân – dân, về những tấm lòng của chiến sĩ, đồng bào trong cơn hoạn nạn, phòng chống thiên tai. Người dân cho biết sẳn sàng hiến đất, cây trồng, các phương tiện, vật tư để công tác phòng chống lũ cứu lúa được triển khai.
Tại An Giang đã triển khai nhiều lực lượng với hơn 35 ngàn người tham gia gồm: Trung đoàn 892, sư đoàn 330 thuộc Quân khu 9, Tiểu đoàn 5 – trung đoàn 2 Bộ Công An, tỉnh đội, biên phòng, công an tỉnh, Huyện đội, hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, sinh viên đai học An Giang để gia cố hơn 380 km đê, đập tạm, cống bọng và vẫn tiếp tục gia cố thêm 600 km đê trong tổng số 1.000 km cần phải gia cố.
Tại Đồng Tháp đã huy động hơn 4.300 lượt người tham gia gia cố đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp gồm bộ đội tỉnh, huyện, lực lượng công an, quân khu 9, Trường đại học Đồng Tháp, các ban ngành, đoàn thể và cả các chưa sắc tôn giáo cũng nhiệt tình tham gia để bảo vệ 670 ô đê bao sản xuất lúa trong toàn tỉnh, trong đó có khoảng 20 đê bao với diện tích gần 20.000 ha lúa có nguy cơ bị vở.
Đồng xanh giữa biển nước
Đến cánh đồng Ô Long Vĩ của huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hay các cánh đồng lúa tại Thị Xã Hồng Ngự, huyện Tân Hồng , tỉnh Đồng Tháp mới thấy hết sự lạ kỳ của thiên nhiên và năng lực vô hạn của con người.
Giữa một vùng bao la nước lũ với hàng chục ngàn ha mặt nước nước mênh mông sóng vỗ, mực nước nơi cao nhất có thể đạt đến hơn 5 m so với mặt ruộng lại hiện hữu những cánh đồng lúa từ vài trăm ha đến vài ngàn ha, những cánh đồng lúa đang ở thời kỳ sung sức nhất với một màu xanh bát ngát đang đùa trong gió như không hề nhìn thấy sự đe dọa của thủy thần. Tất cả là công sức và là công sức của hàng vạn con người chống chọi với thiên nhiên trong cuộc mưu sinh trước đây và ngày nay là sự khẳng định trí tuệ, năng lực, khả năng thích ứng với những khắc nghiệt tự nhiên.
Một cánh đồng lúa xanh giữa biển nước mà nước lũ có thể san bằng bất cứ lúc nào và thực tế đã có những nơi không thể cầm cự được, sự “thất thủ” trước lũ -theo như cách gọi của người dân địa phương đã không hề làm nao núng quyết tâm của những người vẫn đang tiếp tục phòng chống lũ, và thực tế đã cho thấy hàng trăm ngàn ha lúa vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển trên những cánh đồng trong vùng lũ.
Đánh giá cao công tác phòng chống lụt bão và bảo vệ lúa thu đông tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng, Trưởng Đoàn công tác của Bộ NN & PTNT cho biết tình hình nước lũ sẽ còn có nhiều khả năng gây hại trong khoảng 10 ngày tới do vậy cần tiếp tục duy trì công tác gia cố đê bao, tăng cường tuần tra, giám sát và kịp thời có những phương án khả thi để bảo về sản xuất nói chung và lúa thu đông nói riêng. Về kinh phí hỗ trợ cho khắc phục lũ, hỗ trợ thiệt hại tỉnh cần có các đề nghị cụ thể và chi tiết hơn đồng thời cũng cần quy hoạch vùng sản xuất lúa thu đông thật an toàn, có phương án xã lũ để vừa duy trì sản lượng vừa giảm áp lực lũ và nâng cao độ an toàn cho sản xuất lúa thu đông.
Đánh giá về sản xuất lúa Thu đông 2011, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cũng nhận định về cơ bản những thiệt hại trên lúa thu đông là đáng quan tâm, Tuy nhiên nhìn toàn diện về sản xuất lúa thu đông năm 2011 là thành công về diện tích, sản lượng và công tác bảo vệ sản xuất trong mùa lũ lịch sử, nếu giữ vững được diện tích lúa thu đông còn lại thì việc sản xuất lúa thu đông tại ĐBSCL trong những năm tới là điều hoàn toàn có thể thực hiện được tốt hơn.

Công tác phòng chống lũ vẫn còn đang tiếp tục, vẫn còn những nguy hiểm rình rập và vẫn còn phải tốn thêm nhiều công sức, tiền của của nhân dân và của nhà nước. Tuy nhiên lũ lịch sử năm 2011 ở ĐBSCL cũng cho chúng ta tiếp những bài học quý giá về năng lực tổ chức, triển khai phòng chống lũ, kinh nghiệm cần rút ra trong những năm tới và công tác bố trí lại thời vụ sản xuất lúa. Lũ năm 2011 cũng cho thấy các tuyến đê bao kiên cố kết hợp với giao thông và cụm tuyến dân cư vừa đảm bảo an toàn cho sản xuất, vừa nâng cấp giao thông và cụm dân cư thoát lũ với hình thức 3 trong 1 sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn. Lũ lịch sử năm 2011 và công tác bảo vệ lúa thu đông thành công cho đến lúc này đã khẳng định thêm về chủ trương và những hiệu quả mang lại của sản xuất lúa thu đông trong từng hộ nông dân nói riêng và trong toàn vùng ĐBSCL nói chung.

LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”


LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG 
“CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”
Phạm Văn Dư [1],  Lê Thanh Tùng[2]
Mục tiêu xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” để đạt đến sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Tuy nhiên, hiện nay mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua lúa vẫn chưa được tốt, các tiêu chí về lúa để doanh nghiệp thu mua chưa được công bố, việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa phổ biến.
Vấn đề đặt ra là tại sao vẫn chưa thể thực hiện tốt mối liên kết này trong khi cả nước đến ngày 14 tháng 2 năm 2012 có 153 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Thật ra cũng đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thu mua như: Công ty cổ phần BVTV An Giang, Công ty GenTraCo, công ty cổ phần Lương thực Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, các doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang, Thành Tín, Ngọc MeKong, Lộc Nguyên, Thới Thạnh, Trung An, Arimex… Tuy nhiên, năng lực và số lượng thu mua vẫn còn hạn chế. Có lẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế tham gia của các doanh nghiệp thu mua lúa, có thể là sự ràng buộc pháp lý chưa rõ ràng, nông dân đòi hỏi giá cả và lợi nhuận vượt quá sự thỏa thuận, không đảm bảo các yếu tố, tiêu chuẩn hoặc doanh nghiệp không chịu chia sẽ rũi ro, không đảm bảo thời gian thu mua theo thỏa thuận… Điều này thường xãy ra với nhiều hợp đồng thu mua nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân. Mối liên kết này trong “cánh đồng mẫu lớn” cũng không là ngoại lệ.
Chúng ta đang trong quá trình xây dựng và triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu và sản xuất thu mua theo hợp đồng vì vậy những trục trặc, khó khăn vấp phải cũng là điều đương nhiên, sẽ có nhiều bước điều chỉnh và hoàn thiện các phương thức hợp tác được tốt hơn trong tương lai dựa trên những cơ sở lợi ích thiết thực và hiệu quả cho cả doanh nghiệp và nông dân.
Nông dân cần gì trong “cánh đồng mẫu lớn” ? Thật ra, trong “cánh đồng mẫu lớn” nông dân cần nhiều thứ không chỉ là việc thu mua lúa, nông dân cần vốn để tái đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, nhà, kho, mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo một phương thức liên kết sản xuất mới, nông dân cần được đào tạo, hướng dẫn KHKT, gia tăng chất lượng, giá trị, thông tin thị trường  để tăng lợi nhuận thu được, cần những dịch vụ phục vụ trong suốt quá trình canh tác lúa.
Doanh nghiệp cần gì? Doanh nghiệp cũng cần vốn và  lãi suất ưu đãi để mở rộng và tăng hiệu quả kinh doanh, cần quảng bá và bán sản phẩm với chi phí thấp nhất, cần tập hợp nông dân và thu hồi công nợ dễ dàng thuận tiện cho hoạt động thương mại, dịch vụ, cần có một nguồn nguyên liệu thu mua ổn định về số lượng, chất lượng và đảm bảo về thời gian…
Và hơn hết cả doanh nghiệp và nông dân đều cần có sự ràng buộc bằng niềm tin hơn là bằng thiết chế, pháp lý. Vì việc xử lý những sai phạm trong giao dịch thương mại, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa nông dân và doanh nghiệp thường không mang lại kết quả cao.
Liên kết “4 nhà” mà thực chất giờ đây là liên kết “2 nhà” nhà nông và doanh nghiệp, sản xuất và tiêu thụ đang cần được sự hỗ trợ thúc đẩy hoạt động giao dịch được suôn sẽ, hiệu quả và bền vững. Hoạt động giao dịch này không chỉ được đặt trong “cánh đồng mẫu lớn” mà trong hoạt động rộng lớn hơn về kinh tế, xã hội và văn hóa trong sản xuất, kinh doanh. Liên kết 4 nhà với vai trò tổ chức của Nhà nước và chuyển giao KHKT của nhà khoa học hầu như luôn được thực hiện trôi chảy trong tất cả mọi liên kết, nhưng nếu như không có sự đồng thuận của nông dân và quan trọng hơn không có sự tham gia thu mua của doanh nghiệp thì xem như mối liên kết này sẽ thất bại. Dù có bất cứ những nỗ lực nào đi nữa mà nông sản không được tiêu thụ thì mô hình hay phong trào sản xuất sẽ bị trì trệ.
Nông dân có vị trí quan trọng trong thực hiện giao dịch thương mại nông sản, nông dân cần phải biết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý của mình đồng thời phải hiểu và yêu cầu doanh nghiệp làm tròn trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Có thể hiện nay hầu hết nông dân đều chưa hiểu biết những vấn đề này, nhưng trong tương lai phải được tập huấn và đào tạo về pháp luật thương mại với những yêu cầu căn bản nhất. Đây là nền tảng để thực hiện các hợp đồng thương mại nông sản không chỉ giữa nông dân và doanh nghiệp trong nước mà còn giữa nông dân và doanh nghiệp nước ngoài. Việc biên soạn những giáo trình đơn giãn, dễ hiểu nhưng thiết thực để cung cấp thông tin pháp lý cho nông dân trong giao dịch thương mại hiện chưa được một cơ quan, đơn vị nào thực hiện.
Liên kết Nông dân – doanh nghiệp để tồn tại
Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và sử dụng các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi thực hiện theo thời gian nhất định và đồng loạt trên một diện tích lớn, diện tích lớn này chỉ có thể thực hiện khi nông dân liên kết lại sản xuất trong “cánh đồng mẫu lớn” hình thức sở hữu đất đai không thay đổi nhưng phương thức sản xuất có sự thay đổi tích cực, hiệu quả, giảm chi phí, tăng giá trị và góp phần tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh khi có được những sản phẩm mang tính riêng biệt và giá trị, giá cả có lợi thế.
Sản xuất và xuất khẩu lúa, gạo hàng hóa của Việt Nam gần đây đang vấp phải sự canh tranh gay gắt của các quốc gia sản xuất lúa như Ấn Độ, Pakistan và một số nước nhập khẩu gạo đã tự cân đối lương thực hoặc tự cân đối một phần như Bangladesh và các quốc gia mới tham gia xuất khẩu như: Campuchia, Myanmar…
Giá gạo trắng xuất khẩu cùng loại của Việt Nam đang thấp hơn về chất lượng và giá với các quốc gia xuất khẩu gạo
Giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam thấp hơn giá cùng loại của Ấn Độ và Pakistan từ 50-60 USD/ tấn.
Giá gạo 25% tấm của Việt Nam thấp hơn giá cùng loại của Ấn Độ và Pakistan từ 15-20 USD/ tấn.
Giá gạo thơm Việt Nam 5% tấm từ 615-625 USD/tấn, trong khi Thai Hom Mali 100% giá 615-625 USD/tấn, Indian basmati 2% giá 1.055-1.065 USD/ tấn và Paki basmati 2% giá 1.015-1.025 USD/ tấn.
Trong sản xuất lúa, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện hơn nữa về giá thành, chất lượng, giá trị, thương hiệu để có thể nâng cao giá, nâng cao lợi nhuận hoặc có thể cạnh tranh giá mà lợi nhuận cũng không đổi cho cả doanh nghiệp và nông dân. Phương thức sản xuất trong “cánh đồng mẫu lớn” là tiền đề để triển khai thực hiện những mong muốn cải thiện này. Doanh nghiệp và nông dân phải cùng hợp lực đồng thuận và chia sẽ nếu không bắt tay và hợp tác, liên kết thì sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam sẽ vẫn như hiện nay và giá cả, lợi nhuận sẽ theo chiều hướng giảm dần.   
Liên kết nông dân – doanh nghiệp để cùng thắng
Nông dân không có nhiều cơ hội và khả năng để tiếp cận và bán sản phẩm hàng hóa của mình sản xuất, các HTX, doanh nghiệp nông nghiệp do chính người nông dân tổ chức và quản lý chưa đủ mạnh, chưa đủ tiềm lực về vốn, thương mại và nhân lực, năng lực trong thương trường. Doanh nghiệp nếu chỉ hoạt động thương mại thì bấp bênh về sản phẩm, thiếu tính ổn định và không có nhiều cơ hội tốt trong thương thảo, giao hàng do không có nguồn nguyên liệu ổn định, không chủ động được sản phẩm khi chào hàng… Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp có hệ thống đại lý nhưng không biết sản phẩm và chất lượng sản phẩm của mình được nông dân chấp nhận đến đâu và cũng không chắc được người mua ổn định khi có những biến động về giá, về sự cạnh tranh hay những nhu cầu thật sự của người sử dụng sản phẩm về thời gian và không gian.
Nếu biết chắc rằng số lượng, chủng loại và thời gian sản xuất để cung ứng cho người sử dụng là bao nhiêu, lúc nào, ở đâu thì doanh nghiệp sẽ yên tâm và chủ động hơn và nếu biết canh tác lúa gì, bán cho ai, giá bao nhiêu, vào lúc nào và có thể biết luôn lợi nhuận có thể có được là bao nhiêu, từ đâu thì nông dân sẽ yên tâm sản xuất và cũng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những rũi ro có thể xãy ra. Doanh nghiệp sản xuất để nông dân tiêu thụ và ngược lại nông dân sản xuất để doanh nghiệp tiêu thụ nông sản là một vòng chu chuyển giữa 2 đối tượng có những nhu cầu và lợi ích có thể san sẽ nhau trong cùng một không gian và thời gian đó chính là lợi thế để phát triển cho cả hai.
Liên kết để cùng thắng không chỉ có ý nghĩa với từng hộ nông dân riêng lẽ với doanh nghiệp riêng lẽ mà có ý nghĩa phạm vi, quy mô rộng lớn hơn của địa phương và của quốc gia.
Liên kết nông dân – doanh nghiệp để lợi ích kép
Tham gia “cánh đồng mẫu lớn” nông dân sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất vì canh tác theo một quy trình, đồng loạt và các dịch vụ như làm đất, thủy lợi, giống, phân bón, thuốc BVTV, cơ giới hóa, phơi sấy… dễ dàng thực hiện và trong các dịch vụ phục vụ sản xuất này có nhiều dịch vụ sẽ thấp hơn khi hoạt động riêng lẽ như làm đất, phânbón, thuốc BVTV, thu hoạch, sấy, có những dịch vụ làm gia tăng chất lượng lúa, gạo như giống, kỹ thuật tưới, phòng từ dịch hại… chưa kể nếu canh tác theo hướng GAP chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể mà năng suất chất lượng lại gia tăng và nếu xây dựng thêm thương hiệu thì lợi ích của nông dân là lợi ích kép: Giảm chí phí, giảm giá thành, tăng giá trị, tăng lợi nhuận.
Tham gia “cánh đồng mẫu lớn” doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho nông dân, tiếp xúc và gặp gỡ chính đối tượng đã đóng góp cho sự tồn tại và phát triển của công ty, doanh nghiệp có cơ hội nắm bắt chính xác được nhu cầu và những phản hồi đối với sản phẩm của mình, có được một thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài, có nhiều cơ hội để điều chỉnh chính sách bán hàng giữa doanh nghiệp đại lý và nông dân một cách hài hòa, chia sẽ đúng lợi nhuận. Doanh nghiệp mua lúa có sự chủ động và có nguồn nguyên liệu chế biến, tiêu thụ ổn định, có được một “hậu  phương” để có thể thỏa mãn những yêu cầu khó khăn nhất của khách hàng và có cơ hội để đáp ứng sản phẩm chất lượng cao, ổn định, lâu dài và lợi nhuận cũng theo đó mà gia tăng. Nói cách khác doanh nghiệp thu mua lúa trở thành một “công tử Bạc liêu” với những cánh đồng ruộng thẳng cánh cò bay, có thể yêu cầu nông dân sản xuất lúa theo chủ ý của mình để bán được có lời nhiều hơn mà không cần phải tốn tiền để thu gom đất đai hay sở hữu thực sự theo một hình thức nào khác mà nếu nhà nước có cho phép thì cũng không có doanh nghiệp nào có thể mua nỗi đất đai để làm vùng nguyên liệu cho mình chưa kể phải đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý và thuê mướn lao động sản xuất… và hàng loạt những chi phí khác trong suốt quá trình sản xuất lúa. Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,7 triệu ha đất canh tác lúa với khoảng 4 triệu ha gieo trồng và sản lượng lúa hàng hóa khoảng 10-12 triệu tấn mỗi năm và 153 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có thể khai thác vùng nguyên liệu từ quỹ đất đai này. Thế mà vẫn chưa thể có được một vùng nguyên liệu đúng nghĩa với xuất phát điểm là “cánh đồng mẫu lớn” đã được triển khai từ hơn 1 năm nay.
Liên kết gì trong “cánh đồng mẫu lớn” giữa nông dân – doanh nghiệp
Liên kết ở đây được hiểu là có sự hỗ trợ từ hai phía và dựa trên nền tảng minh bạch, hài hòa lợi ích. Muốn vậy phải thỏa mãn được câu hỏi hai phía cần gì để cùng phát triển.
Như đã trình bày ở trên, nhưng trong  phạm vi liên kết “2 nhà” trong “cánh đồng mẫu lớn” thì nông dân cần: dịch vụ phục vụ sản xuất lúa tốt nhất với giá thấp nhất, giống lúa, phân bón, thuốc BVTV tốt, hiệu quả, giá cả hợp lý. Lúa được mua đúng thời điểm, giá cả phù hợp và các doanh nghiệp giữ đúng lời hứa. Ngược lại doanh nghiệp cũng cần nông dân tuân thủ các quy trình sản xuất, quy định về sử dụng hàng hóa, cam kết có đúng và có đủ lúa với những phẩm chất theo đặt hàng. Sự liên kết này cần có sự ràng buộc bằng niềm tin và hợp đồng thương mại.
Những doanh nghiệp đầu vào về phân bón như Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền với những cam kết và thực thi rất tốt với hàng chục ngàn ha “cánh đồng mẫu lớn” mỗi vụ lúa trong thời gian qua về cung ứng phân bón chất lượng, giá cả hợp lý cho người dân. Công ty cổ phần BVTV An Giang thực hiện hẵn một chương trình đầu tư thu mua và chế biến lúa gạo thông qua các hợp đồng hợp tác sản xuất lúa hàng hóa với nông dân đạt hiệu quả cao. Công ty cổ phần GenTraco và một vài công ty cổ phần lương thực ở các tỉnh hợp đồng thu mua toàn bộ lúa trong “cánh đồng mẫu lớn” là những liên kết rất có hiệu quả cần được tiếp tục mở rộng.
Về lâu dài sự liên kết này phải tích cực hơn nữa. Trước hết doanh nghiệp trong liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là doanh nghiệp tiêu thụ đóng vai trò chủ đạo. Doanh nghiệp khép kín đầu tư VTNN đầu vào và tiêu thụ đầu ra là một mô hình hoàn hảo, tiếc thay chúng ta có quá ít doanh nghiệp theo hình thức này và nếu có thì năng lực cũng hạn chế. Do vậy vai trò đầu mối của doanh nghiệp thu mua là liên kết được với các doanh nghiệp đầu vào để cung ứng VTNN và thu mua sản phẩm của nông dân. Nông dân chỉ giao dịch với một doanh nghiệp duy nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, phần còn lại là hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nhau. Phương án này có nhiều khả năng thực hiện được vì nó có thể phát huy được năng lực của rất nhiều doanh nghiệp nhỏ trong nhiều lĩnh vực.
Sự minh bạch và hài hòa lợi ích là một sự liên kết bền chặt và lâu dài: Minh bạch về giá bán, giá mua, về hợp đồng cung ứng và minh bạch cả về lợi nhuận của doanh nghiệp và nông dân sẽ góp phần chia sẻ gánh nặng về áp lực cạnh tranh của nông dân với doanh nghiệp khi có những khó khăn trong giá cả tiêu thụ sản phẩm khi doanh nghiệp phải đối phó với thị trường xuất khẩu.
Minh bạch và hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp và nông dân sẽ hạn chế rũi ro khi hàng hóa nông sản dư thừa, hạn chế sự bẻ kèo của cả hai phía.
Trong tương lai sự cạnh tranh là cạnh tranh vùng nguyên liệu, cạnh tranh giá thành để có được lợi nhuận và sự cạnh tranh này là giữa Việt Nam với các nước có hàng hóa nông sản tương tự chứ không phải là sự cạnh tranh giữa các doang nghiệp trong nước với nhau và vì vậy còn có vai trò rất lớn của nông dân trong sự cạnh tranh quốc gia về giá thành, chất lượng và giá trị hàng hóa nông sản. Nông dân đóng góp vai trò tích cực cho hiệu quả của xuất khẩu nông sản và trực tiếp đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp từ chính những sản phẩm chất lượng, giá thành hạ của nông dân. Doanh nghiệp phải hỗ trợ lại nông dân trong việc thỏa mãn các tiêu chí sản phẩm và đồng hành cùng người dân thực hiện các tiêu chí này để doanh nghiệp tồn tại. Đó không chỉ là sự sòng phẳng, minh bạch trong mua bán mà đó còn là văn hóa, tình người và trách nhiệm trước phát triển kinh tế nông nghiệp quốc gia.


[1] PGS.TS – Phó Cục Trưởng Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
[2] Thạc sĩ – Phó trưởng phòng Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CẦN NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN VỀ GIỐNG LÚA IR 50404

CẦN NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN VỀ GIỐNG LÚA IR 50404 
Giống lúa IR 50404 có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) được nhập nội vào Việt Nam năm 1990 và được công nhận đặc cách năm 1992. Theo tác giả giống lúa này – Tiến sĩ Đỗ Khắc Thịnh – Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam giống được phóng thích đầu tiên tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang và vùng Đồng Tháp Mười của Long An, Đồng Tháp và nhanh chóng lan rộng trong sản xuất lúa cho đến nay. Đây là một trong số rất ít giống lúa tồn tại trong sản xuất gần 20 năm. Sức sống và sự tồn tại của giống lúa này trong sản xuất cho thấy tính thích nghi và sự chấp nhận của người dân rất cao. Vì sao giống lúa này tồn tại? Trước hết đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (85-90 ngày), đẻ nhánh khỏe, cứng cây trung bình, thích hợp nhiều loại đất, phù hợp với các mùa vụ sản xuất trong năm, nhất là vùng sản xuất 3 vụ/năm, cho năng suất cao đạt bình quân từ 7-9 tấn trong vụ đông xuân và 5-6 tấn trong vụ hè thu. Dễ canh tác, chịu được điều kiện thâm canh cao. Đây là những đặc tính mà có rất ít giống có thể đạt được. Tuy nhiên, giống lúa này có hàm lượng amylose cao khoảng 26-27% do vậy thuộc nhóm gạo cứng cơm không thích hợp cho việc nấu ăn của đa số người trong giai đoạn hiện nay, giống bạc bụng nhiều nên khó xuất khẩu vì thuộc nhóm chất lượng thấp; gạo IR 50404 chỉ phù hợp cho việc làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm từ bột gạo như bún, bánh canh, bánh tráng, hủ tiếu… Vì sao khuyến cáo giảm tỉ lệ trồng giống lúa IR 50404? Phải nhìn nhận rằng, trong khi sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là sản xuất lúa hàng hóa thì việc gia tăng chất lượng lúa, gạo để xuất khẩu được tốt hơn là hướng đi cần thiết, giống lúa IR 50404 nằm trong nhóm giống có chất lượng thấp nên giá bán không cao, lợi nhuận mang lại không nhiều và sức cạnh tranh kém. Do vậy nếu sản lượng trong năm quá nhiều thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sẽ càng gặp thêm nhiều khó khăn và vòng xoay này cứ diễn ra hàng năm. Một tỉ lệ trồng vừa phải khoảng 10-15 % trong vụ đông xuân với diện tích khoảng 300 ngàn ha sản lượng khoảng 2 triệu tấn lúa ở một số vùng trồng lúa IR 50404 do có thị trường ổn định thu mua để làm thực phẩm chế biến, thu mua để pha trộn vào gạo xuất khẩu là tỉ lệ thích hợp trong nhiều năm qua. Không trồng lúa IR 50404 trong vụ hè thu vì chất lượng rất thấp không thể tiêu thụ nội địa và xuất khẩu được. Do vậy những năm nào tỉ lệ trồng cao hơn 15% trong vụ đông xuân và tiếp tục trồng trong vụ hè thu thì việc tiêu thụ lúa IR 50404 sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để đảm bảo lợi ích cho nông dân và cho xuất khẩu gạo cơ quan chuyên môn và đơn vị chức năng xuất khẩu gạo luôn luôn khuyến cáo sản xuất giống IR 50404 với tỉ lệ không quá 10% diện tích trong vụ đông xuân và hạn chế đến mức tối đa trong vụ hè thu trong canh tác lúa hàng năm. Có những vụ lúa sản xuất với tỉ lệ vượt quá mưc khuyến cáo thì khó bán, thậm chí không có doanh nghiệp xuất khẩu nào mua. Điều này thường xãy ra trong vụ lúa hè thu và cứ lập lại trong nhiều năm. Bản thân giống lúa IR 50404 phải chịu nỗi oan khi người ta nhắc đến nó như là nguyên nhân làm trì trệ sản xuất, như là nguyên nhân làm khổ người nông dân mỗi khi không bán lúa được. Ai cũng đúng! Bản thân giống lúa IR 50404 đã từng một thời lên ngôi Vương – Hậu trong bình chọn giống, trong sản xuất và là sự lựa chọn số 1 trong kế hoạch mở rộng phát triển lúa vụ thu đông, sản xuất ở vùng khó khăn, vùng phèn Đồng Tháp mười… thập niên 90 của thế kỹ trước và những năm đầu thế kỹ 20. Và bây giờ, nếu như, phải nói thật sự là nếu như có một thị trường xuất khẩu gạo ổn định với việc thu mua khoảng vài triệu tấn gạo IR 50404 với giá có lợi nhuận tương đương với lúa chất lượng cao cho doanh nghiệp và nông dân thì canh tác giống lúa IR 50404 vẫn có thể diễn ra một cách bình thường như bao giống lúa khác. Chúng ta nên biết rằng sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là sản xuất lúa hàng hóa và chúng ta bán những gì người khác mua chứ không bán những gì chúng ta có. Nhu cầu thị trường quyết định hướng sản xuất. Do vậy giống IR 50404 cũng bình đẵng về mặt thương mại như những giống lúa khác. Nhưng vì hiện không có thị trường tiêu thụ nên buộc phải giảm diện tích cho phù hợp. Doanh nghiệp có lúc mua lúc không vì thu mua theo nhu cầu cũng như đã nêu ở trên, do vậy lúc nào có thị trường thì mua, lúc nào không có thị trường thì không mua. Nông dân thấy doanh nghiệp mua thì trồng lúc trồng xong doanh nghiệp không có nhu cầu nữa thì lúa bị ế ẩm, dồn vào kho. Sự lệch pha diễn ra như một vòng lẩn quẩn. Nông dân cứ kêu ca, doanh nghiệp thì phớt lờ vì họ không chịu trách nhiệm, nhà nước thì nóng ruột tìm cách hỗ trợ, cơ quan chuyên môn thì bị cấp trên phê bình vì không theo sát sản xuất, không có giải pháp hạn chế diện tích và cơ quan chuyên môn thì trách lại doanh nghiệp, trách nông dân sao không thực hiện theo chỉ đạo, khuyến cáo… Đây là vòng lẩn quẩn thứ hai. Làm sao kiểm soát được việc sử dụng giống lúa trong sản xuất? Giống lúa thuần là giống cây trồng người sản xuất có thể tự để giống mà không cần phải mua giống của nhà sản xuất, trừ khi người sản xuất muốn sử dụng giống xác nhận để được tốt hơn. Hiện nay, người sản xuất được quyền sử dụng giống trên ruộng sản xuất của mình mà không bị ràng buộc bởi một quy định nào. Để kiểm soát được việc sử dụng giống lúa IR 50404 nói riêng và các giống lúa khác nói chung cần phải thực hiện nhiều yêu cầu sau: 1. Kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống. Việc kiểm tra này chỉ kiểm soát được 30% lượng giống lúa xác nhận đưa vào sản xuất mỗi vụ. 2. Kiểm tra các tổ hợp tác, tổ sản xuất giống. Việc kiểm tra này chỉ kiểm soát thêm được 30-40% lượng giống lúa xác nhận II đưa vào sản xuất mỗi vụ. 3. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung và sản xuất theo đơn đặt hàng, đơn đặt hàng xác định giống lúa phải canh tác trong từng vụ, từng vùng. Điều này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn vì chúng ta chưa có những hợp đồng bán hàng theo yêu cầu của khách hàng. 4. Khuyến cáo và tuyên truyền mạnh mẽ, có địa chỉ và diện tích sản xuất trong từng vùng, từng tỉnh và doanh nghiệp cũng chỉ mua số lượng lớn ở những vùng đã quy hoạch. Vùng không quy hoạch thì không tổ chức thu mua. Như vậy sẽ tạo thói quen vùng nguyên liệu IR 50404 mà không lan rộng ra các vùng khác. Câu chuyện giống lúa IR 50404 sẽ không dừng lại ở đây mà nó sẽ là một bài học có thể sẽ diễn ra với các giống lúa khác, vì những lý do khác nhau có thể không phải vì chất lượng thấp hay cao mà vì tính chống chịu sâu bệnh thấp hoặc có những đặc tính lý hóa không phù hợp với sức tiêu thụ trong tương lai. Những giống lúa là Vương – Hậu hôm nay có thể cũng sẽ phải nhận những điều tương tự như IR 50404 trong tương lai nếu cứ tiếp tục phương thức sản xuất không có sự kiểm soát về giống trong đồng ruộng như hiện nay.

Vài lưu ý khi cung cấp chất trung vi lượng cho cây trồng

Vài lưu ý khi cung cấp chất trung vi lượng cho cây trồng Lê Thanh Tùng Hiện nay, một số dưỡng chất trung lượng như Can xi (Ca), Ma giê (Mg), Lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl)…đã được chú ý nhiều trong canh tác cây trồng. Có nhiều quan điểm về đánh giá các dưỡng chất này trong đất và cách cung cấp cho cây trồng. Theo PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Khoa NN và SHUD trường Đại Học Cần Thơ, lượng dinh dưỡng tính bằng kg cây lúa lấy từ đất để tạo ra 1 tấn hạt gồm: N (đạm): 17,5; P (lân): 3,0; K (ka-li): 17,0; Ca (can-xi): 4,0; Mg (Ma-giê): 3,5; S (lưu huỳnh): 1,8; Fe (sắt): 0,5; Mn (măn-gan) 0,5. Khái quát hàm lượng một số các dưỡng chất trong đất ở ĐBSCL như sau: 0,1% N; 0,1% P2O5; 3,9% K2O; 0,57% CaO; 1,72% MgO; 63,5% SiO2; 13,53% Al2O3; 5,64% Fe2O3; 0,09% MnO… Tác dụng của các chất trung vi lượng đối với đất và cây trồng đã được đề cập rất nhiều, như can xi là thành phần của màng tế bào, giúp cho màng tế bào vững chắc, .. Magiê là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân,.. Lưu huỳnh liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin, giúp cấu trúc của protein được vững chắc, Bo ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim, tác dụng tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon được dễ dàng. Bo liên quan đến quá trình tổng hợp protein, liqnin, thiết yếu đối với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở cây… Tuy nhiên, để phát triển bình thường, cây trồng cần một tỉ lệ xác định các nguyên tố cần thiết cho quá trình sống, khi tỉ lệ này đạt mức cân bằng thì cây trồng phát triển và cho năng suất cao, các nguyên tố dinh dưỡng có mối tương tác với nhau nên việc cung cấp nguyên tố này sẽ tác động đến một hay một số nguyên tố khác, khi bón nguyên tố này làm cây hút nhiều hơn nguyên tố khác làm năng suất tăng lên đó là tương tác dương hoặc ngược lại khi bón nguyên tố này làm cây hút ít hơn nguyên tố khác và năng suất giảm đó là tương tác âm. Do vậy việc cung cấp các chất trung vi lượng cho cây trồng trước hết cần phải được xem xét hàm lượng các chất này có trong phân bón và có trong đất, tỉ lệ phù hợp của các chất trung vi lượng có trong phân bón cho biết các chất này có thể phát huy tác dụng trong đất và được cây trồng hấp thu hay không, sự hiện diện của các chất này phải dựa trên cơ sở cân bằng hóa học trong phân bón và trong đất. Mặt khác, các chất tan khi phun phân bón lá xâm nhập vào lá qua các đường sau: Qua lớp cutin – sáp; qua khe hỡ trên lớp biểu bì; qua khí khẩu và qua màng tế bào và sự hấp thu của lá còn chịu ảnh hưởng của chất bám dính & chất làm mềm lớp sáp; kích thước chất tan và thành phần trong phân bón lá Từ những đặc điểm trên đặt ra một số vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng phân bón có chứa các nguyên tố trung vi lượng cung cấp cho cây trồng: (i) Trước hết là việc quản lý đăng ký hàm lượng và thành phần các chất trung vi lượng có trong các loại phân bón hiện nay để đánh giá tính hợp lý và tác dụng của các nguyên tố này khi được sử dụng. (ii) Phải xem xét nguyên liệu và công nghệ sản xuất phân bón để biết được ngoài thành phần và hàm lượng thì kích thước các chất tan này có thể xâm nhập được qua lá hay không? (iii) Cần phải có những khuyến cáo có cơ sở về thay đổi tập quán canh tác và sự cung cấp dinh dưỡng qua lá ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của các loại cây trồng trong những mùa vụ và đất đai khác nhau… để phát huy được hiệu quả của canh tác và lợi ích cho nông dân. Hiện nay, có nhiều loại phân bón lá, bón rễ, tưới gốc.. với rất nhiều thành pah62n và hàm lượng các chất trung vi lượng khác nhau nhưng việc kiểm soát và sử dụng hiệu quả cho cây trồng hầu như chưa được cơ quan nào tổng kết và khuyến cáo trên các cơ sở khoa học và thực tiễn. Điều này, đang là đòi hỏi của sản xuất trước mắt và lâu dài cho một chiến lược sử dụng hiệu quả phân bón cho cây trồng.