ĐỂ “SẢN XUẤT RAU THEO VIETGAP” CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA CAO
GSTS Nguyễn Văn Luật - Hội Giống Cây trồng Việt Nam
Sản xuất rau theo ViệtGAP, rồi theo GobalGAP là con đường đúng đắn
để nâng cao giá trị thương phẩm của rau, nhằm đáp ứng nhu cầu bức bách của thị
trường trong và ngoài nước. Để sản xuất rau theo ViệtGAP phát triển bền vững và
đạt tiêu chí của rau ViệtGAP tin cậy, cần có điều kiện quan trọng
vào bậc nhất là đảm bảo thu nhập ngày một cao hơn cho người sản xuất rau, ít
nhất là không bị thiệt. Có thể có nhiều cách để đạt được tiêu chí ViệtGAP tùy
điều kiện cụ thế, trong đó có hai cách cần được quan tâm là: phát triển sản
xuất rau bản địa , nhất là loại đặc sản có triển vọng đạt thương hiệu
quốc gia, và lựa chọn và áp dụng công nghệ phù hợp trong sản
xuất và chế biến, và bảo quản.
1.PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU BẢN ĐỊA
Nhiều nhà thực vật
học cho rằng Việt Nam có khoảng 12.000 loài cây, phần lớn đã được phát hiện và
nhận dạng. Nhiều loài hàng ngày được dùng làm rau cỏ và thuốc Nam (Yohitaka Tanaka,
Nguyen Van Ke, 2007)
Rau bản địa địa phương cũng có thể phân làm:
(i) lọai rau hoang dã như dền gai, rau
dền cơm, rau bợ, rau sam, sương sông, lá lốt.. (rau tập tàng) , sống đời, lạc
tiên, rau chọai hay rau co, lưỡi mác, rau má.. ;
(ii) lọai rau đã được nông hộ trồng phân tán: tía tô, các lọai rau mùi, rau mồng tơi..;
(iii) lọai được tuyển chọn để phát triển sản xuất hàng hóa
tập trung hoặc phân tán trong các VAC, như cúc tần (tần ô, cải cúc), ớt, rau
dền, mồng tơi..
(iv) loại rau đặc sản có
triển vọng đạt thương hiệu quốc gia như rau sắng Chùa Hương, hay có tính phổ
cập rất rộng, dược tính rất cao như mùng tơi, mơ lông..
Một khảo sát của chúng tôi ở tỉnh Trà Vinh,
Sóc Trăng, và TP Cần Thơ cho thấy:
Rau hàng năm
chiếm: 60%; Rau lưu niên: 40%
Rau địa phương
bản địa: 76%;Rau nhập nội24%
Giá trị dinh dưỡng trong một số rau ĐPBĐ và
rau nhập nội
Tính trên 100g sản phẩm ăn được
Các lọai rau
|
Năng lượng
(calo)
|
Protein
(mg)
|
Caroten
(mg)
|
Vitamin C
(mg)
|
Rau địa phương bản địa
|
||||
Rau
mồng tơi
|
14
|
2,8
|
|
72
|
Rau
dền
|
20
|
2,3
|
5,6
|
35
|
Rau
muống
|
23
|
3,2
|
4,4
|
23
|
Rau
đay
|
25
|
2,8
|
6,1
|
77
|
Rau
khoai
|
22
|
2,6
|
3,3
|
11
|
Kinh
giới
|
23
|
2,7
|
5,1
|
140
|
Rau
răm
|
31
|
3,7
|
4,2
|
37
|
Mùi
|
14
|
2,6
|
3,2
|
250
|
Ớt
|
29
|
1,3
|
5,5
|
240
|
Thì là
|
23
|
2,6
|
3,8
|
63
|
Rau nhập
|
||||
Cải
bắp
|
30
|
1,8
|
vết
|
30
|
Cải
sen
|
16
|
1,7
|
2,3
|
50
|
Rau
diếp
|
13
|
1,2
|
2,5
|
30
|
Củ cải
|
21
|
1,5
|
-
|
30
|
Đậu cô
ve
|
26
|
5,0
|
0,3
|
25
|
(Tính theo tài liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia)
Có thể có 10 tiêu chí đánh giá so sánh tổng thể rau ĐPBĐ và nhập
nội, rau BĐĐP đạt mức cao ở 7 tiêu chí là mức độ phổ biến, thích
ứng với BĐKH, giá trị dinh dưỡng, độ an toàn hay độ lành sạch, dược tính, số
người sử dụng, và triển vọng sản xuất hàng hóa. Rau nhập nội. như bắp cải, rau
diếp, cải xen, suflơ.. chỉ đạt 4 tiêu chí, nhưng là những tiêu chí tạo cho rau
nhập có ưu thế trên thị trường, đấy là tiêu chí về mức độ ưa chuộng, giá cả thị
trường, hiệu quả kinh tế, và triển vọng sản xuất hàng hóa.
Bảng
2. So sánh rau địa phương bản địa và nhập nội
Thứ tự
|
Tiêu
chí
|
ĐPBĐ
|
Nhập nội
|
1
|
Mức độ
phổ biến
|
Cao
|
Trung
bình
|
2
|
Tính
thích ứng BĐKH
|
Cao
|
Thấp
|
3
|
Giá
trị dinh dưỡng
|
Cao
|
Thấp
|
4
|
Độ an tòan (lành sạch)
|
Cao
|
Thấp
|
5
|
Dược tính
|
Cao
|
Thấp
|
6
|
Số người sử dụng
|
Cao
|
Thấp
|
7
|
Mức độ
ưa chuộng
|
Trung
bình
|
Cao
|
8
|
Giá cả thị trường
|
Thấp
|
Cao
|
9
|
Hiệu quả kinh tế
|
Thấp
|
Cao
|
10
|
Triển vọng sx
hàng hóa
|
Cao
|
Cao
|
Như vậy, vị thế của rau ĐPBĐ bị lu mờ bởi
các tiêu chí về mức độ ưa chuộng và hiệu quả kinh tế thấp, mặc dầu 70% các tiêu
chí đếu cao (bảng 2). Bao trùm lên cả, có lẽ là tập quán xã hội. Đã là tập quán
xã hội thì có thể khắc phục bằng phong trào. Hai cây
rau ‘ấn tượng’ được giới thiệu sau :
Rau sắng Chùa
Hương
Rau
sắng có tên khoa học là Phyllanthus elegans, Rau sắng và rau ngót
cùng họ Thầu dầu (Euphorbiaceacae) . Rau sắng còn được
gọi là rau ngót rừng hay cây mì chính theo cách của người Việt; người Dao gọi
là “lai cam”, người Mường gọi là “Tắc sắng”; người Tày người Thái
gọi là “pắc van”, tất cả đều có nghĩa là rau ngọt.
Cây rau sắng mọc tự nhiên
trên núi ở độ cao từ 100 đến 200 m trở lên cao
hơn mặt biên, có cây đường kính thân tới 20 – 30cm, cao đến hàng
chục mét, muốn thu họach lá phải trèo lên lấy hoặc cắt bẻ cành cho rơi xuống.
Lọai rau “qúy phái” này còn ít người được thấy và hưởng thụ nếu
không sống ở những nơi gần như Chùa Hương, một số nơi ở Hòa Bình, Lào Cai, Hà
Tây, Lạng
Sơn, Quảng
Ninh,
một số khu rừng già Trường Sơn.. nhiều nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này
thuộc tỉnh Phú Thọ.
Hoa của cây rau sắng mọc thành bông trên
thân, thường gọi là râu rồng, lấm tấm như hoa ngâu, nấu canh ăn còn ngọt hơn cả
lá non. Cây sắng trụi lá vào mùa đông, lại nẩy lộc và ra râu rồng vào mùa xuân.
Lá non và lá bánh tẻ thái nhỏ hoặc vò để nấu canh. Lá non bán kèm râu rồng càng
có giá. Lá sắng hái mỗi tháng một lần cho đến tháng 6. Cành non và quả giã nhỏ
nấu canh cũng được. Rau sắng cũng có lọai mọc trên rừng Trường Sơn.
Rau sắng lấy hoặc mua về được nhặt tách riêng
lá và cọng, dùng để nấu canh. Lá sắng xanh thẫm, bóng mỡ màng. Canh rau sắng có
thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn… Nước
canh sôi, nêm chút muối rồi cho lá rau sắng và các cọng thân đã rửa sạch vào
nước. Canh sôi lại là bắc ra ngay, bởi nếu nấu nhừ quá lá rau lại mất vị ngọt.
Có kinh nghiệm khi nước sắp sôi mới rửa rau sắng bỏ vào nồi, nếu rửa
trước sớm lá rau sẽ bị “già” đi.Cây sắng ưa đất ẩm, sống bằng mùn
đất do lá cây mục nát tạo ra, thường mọc dưới tán lá của những loại cây khác,
không ưa các loại phân bón hóa học. Cây rau sắng khó trồng do kén
đất và nhạy cảm với các phương thức chăm sóc không thích hợp. Có thể được nhân
giống bằng hạt, hom rễ; trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh
hoặc trồng xen với cây ăn quả .
Hiện nay đã có nhiều nơi
trồng thành công, nhờ những dự án bảo tồn và phát triển cây sắng ở Vườn Quốc
gia Xuân Sơn thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây. Trước kia cây sắng chỉ mọc hoang dã và bị người dân khai thác
tận thu tận diệt mà không bảo tồn, kém chăm sóc, ít phát triển, nên là một
trong những loại cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam
Cuối mùa đông cây sắng rụng hết lá
già, đến những ngày đầu của mùa xuân, khoảng tháng tháng 2, cây bắt đầu ra
những ngọn lá non đầu tiên, và đến
tháng 3 tháng 4 là đỉnh điểm mùa thu hoạch ngọn, lá và cả những chùm hoa.
Thường cây sắng có độ tuổi từ 3-4 năm trở lên sẽ bắt đầu được thu hái, nhưng
phải vài năm sau cây mới đạt năng suất cao nhất. Khi bị cắt những đọt ngọn, cây
sẽ nhanh chóng mọc ra tua tủa những chồi non, nhưng cũng không nên khai thác
quá mạnh tay vì cây sẽ còi cọc, thường trong khoảng trên dưới một tháng sau là
có thể thu hoạch tiếp đợt mới. Những chùm rồng rồng và quả non cũng được thu
hái để chế biến các món ăn. Đến khoảng tháng 6, trên những cây sắng cái quả
chín vàng thành chùm lúc lỉu, tròn dài và to như quả nhót, đây cũng là thời
điểm đánh dấu mốc hết mùa rau sắng.
Trong 100g rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g
protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin,
0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5mg vitamin C,
0,6mg caroten .
Theo tài liệu tổng hợp của chúng tôi, thì hàm
lượng đạm trong rau sắng, rôi đến rau ngót đứng đầu các lọai rau ăn
lá, hơn cả một số đậu làm rau, và ngang ngửa với cả gạo nếp và tẻ:
Rau sắng (6,5 - 8,2g protit/100g rau); rau
ngót (5.3g); rau răm (4,7); rau muống (2,8-3,0); rau đay (2,8); kinh giới
(2,7); mùi (2,6); thì là (2,6); rau dền (2,3); mồng tơi (2,0); cải
bắp (1,8); cải sen (1,7); củ cải (1,5); cà rốt (1,5); hàng lá (1,3); ớt
(1,3);..
So sánh với đậu rau: đậu cô ve (5,0); giá đậu
nành (5,2); đậu ván tươi (2,5);
So sánh với ngũ cốc: gạo tẻ (7,5); gạo nếp
(8,0); ngô tươi (2,3);..
Như vậy, giá trị dinh dưỡng và giá trị ẩm
thực của rau sắng và rau ngót nếu được duy trì và cải thiện bằng tuyển lựa và
tạo chọn giống và kỹ thuật trồng trọt thích hợp thì vừa phát huy được đặc tính
hàm lượng đạm cao; vẫn giữ được đặc điểm của rau nổi trội hơn các
lọai lương thực thực phẩm khác về vítmin, chất khóang và chất xơ. Rau sắng sẽ
có thể trở thành một lọai thực phẩm chức năng đặc biệt. Bộ độ Trường Sơn hồi
chống Mỹ xâm lược đã phơi khô rau sắng để dành làm “mì chính - bột
ngọt” cho món canh rau rừng. Những đề tài/ dự án lọai này trước hết nên giao
cho những viện nghiên cứu sâu và chuyên đề, như viện di truyền thực vật, viện
rau quả.. Những cơ quan nghiên cứu triển khai ở TƯ và địa phương thích hợp với
những dự án bảo tồn vì bảo tồn trong sản xuất và sử dụng là cách bảo tồn tốt
nhất, và mở rộng diện tích sản xuất, mới có khoảng vài tỷ đồng.
Bài thơ của thi sỹ Tản Đà cảm ơn người gửi
tặng mớ rau sắng như sau:
Mấy lời cảm tạ tri âm,
Đồng bang là nghĩa, đồng tâm là tình.
Đường xa rau vẫn còn xanh,
Tấm lòng thơm thảo, bát canh ngọt ngào.
Yêu nhau xa cách càng yêu,
Dẫu rằng suông nhạt mà nhiều chứa chan. (1922)
Đồng bang là nghĩa, đồng tâm là tình.
Đường xa rau vẫn còn xanh,
Tấm lòng thơm thảo, bát canh ngọt ngào.
Yêu nhau xa cách càng yêu,
Dẫu rằng suông nhạt mà nhiều chứa chan. (1922)
Rau mồng tơi
Còn
có tên là Mùng tơi tên Latin là Basella rubra L.
Trong Nam
mồng tơi trồng được quanh năm. Trồng phân tán cũng có thể cho năng suất cao. Ở
ven đô Trà Vinh và vườn trường Ô Môn, 1 gia đình đã có trồng
ven bờ rào cả xóm có 5 – 10 hộ có rau ăn thường xuyên. Kỹ thuật trồng phân tán
rất dễ, chỉ cần vằm nhỏ đất từng hốc, bỏ hạt hoặc trồng cây con là mọc được,
không cần chăm bón gì, chỉ cần tưới nước cho đến lúc cây mọc, giữ ẩm đến lúc
cây leo là được. Trồng lúc nào cũng được.
Trồng
tập trung làm rau hàng hóa có quy trình sau:
1./ Thời vụ:
Quanh năm, bố trí vào thời gian
vài ba tháng luân canh với các vụ khác là có thể trồng thu hoạch ba
bốn lứa.
2./ Chuẩn bị ruộng
Gồm vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thực
vật, cỏ dại. Cần cày bừa kỹ xáo xới cho đất tơi xốp, lên luống rộng 1,2 m đến
1,5 m, mặt luống rộng 1,0 – 1,2 m, rãnh 20 – 25cm, cao 20cm. Kích thước xê dịch
tùy theo tập quán và điều kiện ruộng đất, như vùng đất giồng ven biển dân Khmer
lên luống rất đẹp, mặt luống rộng hơn và rãnh sâu hơn, có nơi làm luống chìm để
giữ ẩm; vùng đất thịt thì luống hẹp, rãnh nông
3./ Giống và cách trồng
Có 3 giống: lá nhỏm lá tía và lá lớn. Lượng
hạt gieo 20-21 kg/ha. Gieo theo hàng rồi tỉa ra trồng. Khoảng cách 20 x 25cm,
16 – 17 vạn cây/ ha. Trồng độ 1 tháng thì thu hoạch, cắt bán để lại 3- 5
cm gốc chu vụ sau. Sau trồng khoảng 35 ngày thì thu hoạch, sau đó cứ vài tuần
lễ thu tiếp.
Nên giảm phân NPK, và thay phân chuồng bằng
phân hữu cơ khác, bón tăng lượng P và K thì giảm giảm được N trong tỷ lệ:
00N- 60 P2O5- 60 K2O, hay 60N- 60 P2O5-
60 K2O. Tận dụng phân bò, phân gà sẵn có ở địa phương
Mồng tơi rất dễ trồng, bò lan leo cuốn rất
tốt. Trồng xen trong VAC, trồng trong chậu cho leo giàn, leo cây cao, leo theo
các khuôn hình kết hợp trang trí đẹp mắt. Trồng phân tán nói chung không có vấn
đề về sâu bệnh.
Tóm tắt những bệnh mà mồng tơi có thể trừ
theo báo KH và ĐS như sau
Thanh
nhiệt giải độc: Có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Ta đã có những
cách thông dụng như canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp, cua, tôm... ăn
với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột ngon miệng, ăn được nhiều
cơm mặc cho trời nóng bức.
Tráng
dương, trị "yếu sinh lý": Rau mồng tơi, rau ngót, rau má. Mỗi thứ 1 nắm, 1 bộ lòng gà hay vịt,
đủ cho 1 người lớn ăn 1 bữa. Nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm. Tuần ăn vài lần.
Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn. nấu với tôm: Tôm
tươi bóc vỏ bỏ đầu ướp hành muối xào săn, chế nước dùng sôi cho rau mồng tơi
sôi lại. Tác dụng bổ dương cường thận.
Chữa
di mộng tinh: Rau
mồng tơi, đậu nành, lạc. Mỗi thứ 1 nắm, nấu với 1-2kg xương lợn (xương ống tốt
hơn), hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc và cuối cùng cho
rau mồng tơi. Có thể cho thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm. Ăn nóng, ăn xong
uống nước nóng.
Chữa
hoạt tinh: Trường
hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao.
Rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm nấu với 1 đôi bầu dục để nguyên lớp mỡ và
vỏ bọc (không bóc vỏ) cho gia vị. Ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ
tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen (đã rang thơm) nhai kỹ
nhuyễn rồi nuốt. Xong uống 1 chén nước cơm rượu, càng có hiệu quả cao hơn.
Hoạt
trường thanh nhiệt dưỡng âm giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã
rang tán bột.
Chữa đầy
bụng: Rau mồng tơi 50g, rau
đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4
loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau
má.
Chữa
táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh
lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml
nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
Chữa
khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và
cái. Tuần ăn 1-2 lần cách nhau 3-6 ngày. Khi thấy có kết quả cho thêm một nắm
đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp chị em bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng
hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.
Chữa tiểu
tiện buốt nóng: Lá
mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống
nóng với ít hạt muối. Bã đắp vùng bàng quang.
Nhức
đầu do đi nắng: Lá
mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại. .
Chữa
đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt, bỏng: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối
đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng
lá mồng tơi như vậy. Khi dùng rau mồng tơi phải rửa sạcg như các rau
khác. (theo KH và ĐS)
2. CHỌN VÀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RAU
Cũng
như với sản xuất lúa, công nghệ sản xuất rau có thể chia làm ba loại chính:
công nghệ truyền thống, công nghệ công nghiệp và công nghệ cao hay hậu công
nghiệp.
Công nghệ sản xuất rau
truyền thống phát triển từ xa xưa, từ nền kinh tế hái lượm, ta có sản phẩm rau
hữu cơ, vì hái lượm trong tự nhiên, chẳng có nhà máy, có khu công nghiệp nào
ảnh hưởng tới. Khi trồng thì không có dùng năng lượng hóa thạch từ dầu hỏa để
sản xuất rau, hay dùng phân hóa học, thuốc sát trùng, xăng dầu chạy máy. Tuy
nhiên, với cách sản xuất này không có đủ rau hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị
trường, mà chủ yếu nhằm tự cấp tự túc, và đáp ứng cho những yêu cầu của các chợ
địa phương, như chợ làng/ xã, chợ huyện..
Ngày
nay, công nghệ sản xuất rau của ta đã công nghiệp hóa từng khâu, hoặc toàn bộ
quá trình canh tác cả vụ, tùy theo điều kiện sản xuất và loài/ giống rau. Ảnh
hưởng tích cực của công nghiệp đến tăng sản lượng rau hàng hóa ngày một
nhiều. Đồng thời, ngày một nẩy sinh vấn đề rau không an toàn, do có
hàm lượng chất độc hại vượt mức an toàn, như nitrat, thuốc trừ sâu bệnh, kể cả
những chất độc hại từ công nghiệp thải ra. Những hoạt động chuyển giao công
nghệ, như những đợt tập huấn khuyến nông, hội thảo khuyến nông về sản xuất rau
theo ViệtGAP góp phần nâng cao dân trí cũng như cải tiến kỹ thuật sản xuất
thế nào để được rau an tòan. Thuật ngữ NGON
LÀNH mà ông cha ta đã dùng là chình xác hơn, dân
giã hơn rau an toàn.
Nói
chung, công nghệ sản xuất rau trong sản xuất hiện nay bao gồm cả ba loại như đã
nói. Tùy nơi, tùy lúc, tùy điều kiện mà công nghệ chủ lực là công nghệ sản xuất
rau công nghiệp, hay truyền thống, hoặc công nghệ cao.
Công
nghiệp hóa sản xuất rau hành hóa, đưa công nghệ cao vào kỹ thuật canh tác, chế
biến và bảo quản hợp lý theo hướng gúp người sản xuất rau tăng sản
lượng, giảm giá thành, giữ rau ngon lành, và có giá trị hành hóa cao.
Việc
tạo chọn giống rau mới cần được định hướng với từng loại rau bản địa
. Như rau sắng Chùa Hương đặc sản, hoặc đã được dùng rộng rãi, dùng từ lâu, như
rau ngót cùng họ với rau sắng, rau mùng tơi..Bằng lai tạo truyền thống hay tạo
giống bằng công nghệ cao (nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn, kỹ thuật
di truyền..), hoặc kết hợp các phương pháp như vẫn làm với lúa, với ngô, chúng
ta có thể được giống rau sắng có nguồn gốc từ vùng Chùa Hương, nhưng làm được ở
nhiều vùng sinh thái, mặc dầu có thể một số chỉ tiêu chất lượng có thể giảm.
Bằng các phương pháp tạo giống khác nhau, chúng ta có thể có giống rau ngót
kháng sâu, giống mùng tơi có chất lượng cao hơn và kháng sâu khi trồng tập
trung, trồng liên tiếp..
Giới thiệu Mô HÌNH NÔNG NGHIỆP THẲNG ĐỨNG (Vertical
Farming), một mô hình của
nông nghiệp công nghệ cao ở đô thi trồng rau nuôi cá.
Ở
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có nhiều căn hộ và cả biệt thự tự trồng
rau an tòan trên gác thượng, và cả trên hành lang để gia đình không phải ăn rau
ngộ độc. Trong thời bão giá này, nhiều gia đình ở đô thị đua nhau sản xuất rau
tự túc, dùng hộp xốp bỏ đất vào trồng rau. Đã có sáng kiến làm
những tấm giá thể dựng trên tường để trồng rau an tòan không tốn đất.
Xin giới thiểu một mô hình ở nước ngòai.
Nhà máy cao 4 tầng, trị giá 4 triệu đô la Mỹ, diện tích canh tác
rộng 2,787 ha, đã trồng xà lách, nuôi 1.400 cá rô phi. Nơi
nuôi cá và vườn rau nối nhau qua một hệ thống nước tuần hoàn
36.000 lít nước: nước thải từ cá hồ nuôi cá rô phi, giàu chất dinh dưỡng,
nhất là chất đạm, chảy vào những bồn để tưới tiêu và bón phân cho
cải xà lách. Rễ cây cây trồng sẽ lọc nuớc trước khi nước trở lại với
cá. Tác giả Edel và các sinh viên cộng tác ở Viện Kỷ thuật
Illinois, cũng đang xây cất một thiết bị tiêu hủy, sẽ dùng để chứa các rau ăn
thừa và phế thải cá, để sản xuất phân bón và khí sinh học (biogas)
chạy hệ thống điện công suất 280 Kw làm hâm nóng và làm nguội. Nhà
Máy sẽ có sản phẩm đầu tiên mùa thu năm nay, gồm có rau xanh, nấm ăn và cá
rô phi cho chợ nông sản.
Những nông trang nhiều tầng, kích thước nhỏ hơn đang phát
triển ở Anh Quốc và ở bang Wisconsin Hoa Kỳ, và một tổ chức tên gọi
là Sức Mạnh Đang Lên (Growing Power), hy vọng sẽ khởi đầu dự án
5 tầng ở thành phố Milvaukee, trong 18 tháng tới. Những dự án
này làm ra những thực phẩm tươi cho cư dân đô thị và có cơ giúp
giảm bớt phí tổn và năng lượng chuyên chở sản phẩm. Stan Cox, nhà khảo cứu
di truyền học cây cối ở Viện Đất Đai (Land Institute), bang
Kansas, nhấn mạnh là trong khi rau ăn lá mọc tốt trong nhà, các thực
phẩm chánh như là lúa mì và bắp (ngô) lại cần nhiều năng lượng ánh sáng
hơn thì trồng ngòai đồng. Nhưng Dickson Despommier, nhà sinh thái học
viện đại học Columbia nói rằng các dự án kích thước lớn vẫn còn nhiều
ảnh hưởng tốt: ông tính ra là một cao ốc 50 tầng, chiếm hẳn một
khu phố ở NewYork, có thể nuôi đủ 50.000 người. (theo tài
liệu của Gs Tôn Thất Trình, 6/2011)
Tài liệu tham
khảo
Nguyen Van Luat, Nguyen
Duc Loc, 2007 Indigenous Vegetables and medicinal
plants in The Mekong Delta, reported in Workshop “Role of Women in The Safe
Production, Promotion and Utilizationon Indigenous Vegetables in Vietnam,
organized by Central Women Union of Vietnam and ACIAR
(Austr. Centr. Intern. Research). 7-8/ May/ 2007. Horrison Hotel, 40 Cattinh, Hanoi
Yoshitaka Tanaka,
Nguyen Van Ke, 2007 Edible Wild
Plants of Vietnam. The Bountiful Garden. Orchid
Press. Printed in Thailand.
Nguyễn Văn Luật 2011. Nghiên cứu một số giải pháp phát
triển vườn rau cây thuốc bản địa dân dã theo hướng sản xuất rau dược tính an
toàn hàng hóa ở ĐBSCL. Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp vố vay ADB, đã được nghiệm
thu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét