Nhìn lại sau hai năm triển khai
cánh đồng mẫu lớn.
Bài
tham luận của TS. Nguyễn Hữu Huân,
Nguyên Phó
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT
Ngày 26/3/2011 tại tp. Cần Thơ, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã chính thức phát động phong trào sản xuất lúa theo mô
hình “cánh đồng mẫu lớn”-CĐML, hay còn gọi là “nhiều nông hộ nhỏ sản xuất lúa
trong cánh đồng lớn”. Cục Trồng trọt cũng đã đưa ra tiêu chí xây dựng CĐML gồm
4 tiêu chí chính về quy hoạch, quy mô diện tích, yêu cầu và phối hợp của các cơ
quan quản lý chuyên ngành ở địa phương[1]
. Sau gần hai năm triển khai tại các địa phương ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), nhìn lại những kết quả đã đạt được đối chiếu với các tiêu chí CĐML có
thể rút ra một số nhận xét như sau:
1. Về
tiêu chí CĐML phải nằm trong quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn, theo chủ
trương, nghị quyết, chương trình hành động của địa phương: hầu hết các địa
phương đã đạt tiêu chí này. Hai năm qua, nhiều CĐML có quy mô vài trăm ha đến
vài nghìn ha đã được hình thành ở khắp vùng ĐBSCL, diện tích CĐML gia tăng
nhanh theo hệ số k, cuối năm 2011 là 7.803 ha, đầu vụ Đông Xuân 2012 tăng
15.500 ha. Tuy nhiên, số địa phương triển khai CĐML vẫn còn chưa đạt so với yêu
cầu; vụ ĐX 2012 chỉ có 8/12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đăng ký triển khai CDML[2].
Câu hỏi đặt ra là tại sao các địa phương còn chần chử trong việc triển khai
CĐML ?
2. Về
quy mô diện tích: các CĐML đã được triển khai thời gian qua đều có quy mô diện
tích đạt yêu cầu, từ 300- 500 ha (Ấp thầy Ký, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) hoặc
vài nghìn ha như CĐML xã Vĩnh Bình, Châu Thành, An Giang của CTY CPBVTV An
Giang đầu tư. Nhưng đây chỉ là bước 1, khởi đầu cho 1 mô hình điểm, các mô hình
kế tiếp cần được quy hoạch và triển khai tiếp giáp với mô hình đầu tiên để sau
một thời gian mở rộng đến 10.000-20.000 ha.
3. Yêu
cầu mô hình CĐML bao gồm 4 tiêu chí phụ:
-
Điều kiện tự nhiên: Các địa phương đã cố
gắng bố trí các CĐML nằm trong các vị trí địa lý thuận lợi, có hệ thống đê bao
khép kín, cống bọng hoàn chỉnh để an toàn tưới tiêu nước.
-
Điều kiện kinh tế- xã hội: chỉ tiêu này
đạt yêu cầu. Tại CĐML, tất cả các hộ nông dân tham gia tự nguyện trong một tổ
chức là hợp tác xã hoặc tổ hợp tác.
-
Kỹ thuật canh tác: đây
là nội dung trọng tâm của mô hình CĐML và là điều kiện ắt có và đủ của 1 CĐML;
nếu không có hoạt động này thì CĐML chỉ là một con số diện tích lúa cộng lại của
hàng trăm hộ nông dân và nông dân sẽ không thấy được lợi ích khi tham gia CĐML.
Theo yêu cầu của tiêu chí này thì tại các CĐML phải áp dụng triệt để theo 3 giảm,
3 tăng, 1 phải, 5 giảm, xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống
xác nhận.. Thời gian qua, nội dung này do nhiều thành phần tham gia như cơ quan
chuyên ngành BVTV, khuyến nông, Công ty kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, Công
ty xuất nhập khẩu gạo,v.v.. để chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho nông dân mà thiếu
sự quan tâm quản lý tập trung, thống nhất
của ngành nông nghiệp địa phương. Tại các CĐML, nông dân vẫn còn sạ dày trên
150- 170 kg/ha, sạ không theo lịch do đã xử lý thuốc hạt giống, nhất là phun
thuốc BVTV không theo khuyến cáo của cơ quan BVTV địa phương. Tình trạng phổ biến
là nông dân phun thuốc theo hướng dẫn dạng tiếp thị, quảng cáo thuốc của các
Cty kinh doanh thuốc BVTV. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là: mặc dù sau gần 2
tháng lấy mẫu gạo kiểm tra dư lượng để triển khai hợp đồng xuất khẩu 30.000 tấn
gạo hạt dài sang Nhật Bản, phía bạn vẫn phát hiện dư lượng Acetamiprid, Hexaconazole và
Fosetyl
Aluminium tại An Giang. Sau một thời gian gián đoạn (2-3 năm) do liên tục phát
hiện dư lượng Acetamiprid, Nhật đã mở cửa lại qua hạn ngạch năm 2012 là 30.000
tấn, nhưng chỉ lấy tại 1 đầu mối là tỉnh An Giang. Tỉnh An Giang có trên 85% diện
tích lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng từ 2006 đến nay và có gần 8.000 ha áp dụng 1 phải,
5 giảm, nhưng đến giờ vẫn chưa xuất được
kg gạo nào sang Nhật theo hạn ngạch. Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đã
nhắc nhỡ Cục BVTV cần phải có giải pháp tích cực để hạn chế tình trạng này,
chúng tôi rất tiếc là phải ngưng nhập khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua và
mong muốn sẽ không lặp lại trong hạn ngạch 30.000 tấn của năm 2012! Từ sự việc
này, bộc lộ vài tồn tại lớn, đó là:
ü
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo không có vùng
lúa nguyên liệu của riêng mình để đảm bảo các hợp đồng giá cao nhưng yêu cầu khắc
khe. Đây là tồn tại kéo dài của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đứng hàng thứ 1, 2 thế giới.
ü
Hiệu quả của việc tập huấn kỹ thuật canh
tác cho nông dân cần được đánh giá, xem xét nghiêm túc về mặt tổ chức thực hiện,
quản lý để có giải pháp phù hợp hơn.
ü
Tiêu chí của nội dung này cần chi tiết
hơn, cụ thể hơn bởi vì mong muốn lớn nhất của người nông dân tham gia CĐML là
có lợi nhuận cao, ổn định. Vì vậy không thể chấp nhận kỹ thuật trồng lúa của
nông hộ trong CĐML lại không hơn so với nông hộ cá thể, nhất là các chi phí vật
tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động,.. tăng cao hơn dẫn
đến lợi nhuận bị suy giảm.
-
Hình thức liên kết: mối liên kết 4 nhà vẫn
chưa thể hiện rõ nét trong quá trình thực hiện CĐML. Một vài điển hình của mối
liên kết 4 nhà trong sản xuất tiêu thụ lúa gạo có thể liệt kê như Công ty ADC gắn
với thương hiệu gạo Tứ Quý, Cty CPBVTV An Giang với chuổi sản xuất-thu mua- xay
xát cần được nhân rộng. Tiêu chí này chỉ có thể thực hiện đầy đủ khi có sự tham
gia tích cực hơn của các nhà xuất khẩu gạo cần phải gắn liền với vùng lúa
nguyên liệu nhằm đáp ứng theo yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu.
4. Cơ
quan quản lý chuyên ngành ở địa phương quan tâm, phối hợp thực hiện: tiêu chí
này chưa thể thực hiện được khi mối liên kết 4 nhà thường xuyên bị bẻ kèo bởi
thiếu vắng sự tham gia tích cực của các nhà xuất khẩu gạo. Minh chứng cụ thể là
loại giống lúa gieo trồng đều được cơ quan chuyên ngành chỉ đạo, khuyến cáo cụ
thể trước mỗi vụ lúa, tuy nhiên, việc gieo trồng giống gì thì chịu chi phối
chính của mạng lưới hàng sáo thu gom lúa. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại nhiều
năm qua nhưng chưa có dấu hiệu cho biết là khi nào mới chấm dứt. Có thể thấy lý
do chủ yếu dẫn đến tình trạng này là các nhà xuất khẩu chỉ muốn mua gạo để xuất
khẩu, khi có thị trường xuất khẩu thì mạng lưới hàng sáo tung ra để thu gom
theo giá xuất nên người dân bán được giá cao vào thời điểm nào đó trong năm;
còn ngược lại khi không có thị trường thì rủi ro này lại đẩy cho người nông dân
và ngành nông nghiệp!. Cũng từ cách làm này mà chính sách hỗ trợ của Chính phủ
để đảm bảo người trồng lúa có lãi 30% không bao giờ đến được tay nông dân, chủ
yếu rơi vào mạng lưới thu mua lúa này. Nhà nước quy định giá sàn thu mua dựa
vào giá thành sản xuất cho từng vụ lúa nhưng không quy định giá sàn xuất khẩu.
Do vậy khi giá xuất khẩu tăng cao thì các nhà xuất khẩu được hưởng lợi, trong
khi lúa của nông dân đã được thu mua ở mức giá sàn trước đó.
Tóm
lại, hiện trạng CĐML chỉ mới được khởi sự, mới được định hình để giúp chúng ta thấy
rõ những yếu mặt tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện. Trong đó, tồn tại
chủ yếu là thiếu vắng sự tham gia tích cực của các nhà xuất khẩu gạo trong mối
liên kết 4 nhà. Các doanh nghiệp tham gia CĐML vừa qua mới chỉ là nhà doanh
nghiệp cung ứng vật tư đầu vào (giống, phân bóm, thuốc BVTV), không được hưởng
chính sách ưu đãi gì của Nhà nước trong khâu xuất khẩu gạo, góp phần đảm bảo sản
xuất hạt lúa đạt chất lượng; các khâu
còn lại trong chuổi giá trị của hạt gạo thì vẫn còn bỏ ngõ.
Từ
cách nhìn phân tích các tiêu chí của CĐML nêu trên, chúng ta thấy thời gian tới
còn rất nhiều việc phải làm để phát triển CĐML theo chiều rộng, sâu và phải đảm
bảo được tính bền vững của nó. Từng nhà phải ngồi lại để tìm giải pháp rút dần
khoảng cách, tồn tại của từng tiêu chí và để mối liên kết 4 nhà được bền vững
trong tương lai cần phải xem xét việc bổ xung thêm tiêu chuẩn cho nhà xuất khẩu
gạo là phải có vùng lúa nguyên liệu với quy mô tương ứng với lượng xuất khẩu ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét